hnfth
SỞ GD&ĐT LAI CHÂU
TRƯỜNG
THPT TÂN UYÊN
---&---
BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
XỬ LÍ RÁC THẢI HỮU CƠ KẾT HỢP NGUYÊN LIỆU TỰ NHIÊN
THÀNH CHẾ PHẨM PHÂN BÓN SINH HỌC VÀ ĐỒ DÙNG TRANG TRÍ
Lĩnh vực:
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Người thực hiện: Đỗ Thị
Mai Trang - Lớp 10A1
Nguyễn Thị Thanh Huyền - Lớp 10A1
Người hướng dẫn: Nguyễn Tiến Thịnh - Chức vụ: Giáo viên
TÂN UYÊN 12/2016
PHỤ LỤC
|
|
BÁO CÁO DỰ ÁN DỰ THI CUỘC THI KHKT
NĂM HỌC 2016 – 2017
I. LÝ DO
CHỌN ĐỀ TÀI
Trường THPT Tân Uyên nằm trên địa bàn thị trấn Tân Uyên -
Huyện Tân Uyên - Tỉnh Lai Châu năm học 2016 – 2017 có hơn 400 học sinh tham gia
theo học trong đó có hơn 150 học sinh bán trú. Trong cuộc sống hằng ngày hơn 400 học sinh này không chỉ tiêu thụ và sử dụng một số lượng lớn các nguyên liệu,
sản phẩm để tồn tại và phát triển mà đồng thời cũng trả lại cho thiên nhiên và
môi trường sống các phế thải, rác thải. Việc thu gom và xử lý rác thải sinh
hoạt hỗn hợp tại trưởng THPT Tân Uyên đã và đang gặp rất nhiều khó khăn. Trong
khi đó nhà trường hàng tháng phải huy động nguồn phân bón hữu cơ đóng góp từ
phía học sinh để bón cho vườn rau kí túc xá do vậy không chủ động được phân bón
hữu cơ tại chỗ. Vấn đề đặt ra là phải phân loại được rác
thải sinh hoạt và lựa chọn giải pháp xử lý hữu hiệu, xử lý rác thải bằng công
nghệ thân thiện với môi trường. Biện pháp sinh học xử lý rác
thải hữu cơ là một phương pháp có hiệu quả cao và nhiều ưu việt. Không chỉ là phân bón sinh học, vấn đề đồ dùng học tập và đồ trang trí
trong lớp, trường, nhà ở…cũng là một điểm nóng thiết yếu với cuộc sống hằng ngày cho nên chúng em cần
tận dụng và vận dụng những nguyên liệu tự nhiên không sử dụng tới để chế tạo ra
đồ dùng hằng ngày và phân bón sinh học. hơn thế thế vừa tiết kiệm được chi phí
sử dụng, giá thành sản xuất rẻ.
Chính vì lí do trên nhóm em đã chọn đề tài “Xử lí
rác thải hữu cơ kết hợp nguyên liệu tự nhiên thành chế phẩm phân bón Sinh học
và đồ dùng trang trí” nhằm tạo ra nguồn phân bón hữu cơ sinh học từ rác thải
sinh hoạt hàng ngày ở trường học cung cấp tại chỗ cho vườn rau cho khu kí túc
xá, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra, đồng thời tận dụng nguyên vật liệu không phân hủy được để làm đồ dùng học tập và
trang trí lớp học. Đề tài này đóng góp một
phần không nhỏ làm cho trường THPT Tân Uyên là một ngôi trường xanh – sạch – đẹp.
II. Ý
NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
-
Sử dụng phân bón sinh học từ rác thải làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng
sản phẩm tốt hơn, giảm ô nhiễm môi trường góp phần quan trọng vào việc cải tạo
đất, đáp ứng một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, xanh – sạch và an toàn.
-
Có thể sản xuất tại địa phương và giải quyết được nguồn phân bón hữu cơ cho
vườn rau trường học, ngoài ra cũng giảm được chi phí khi mua phân bón hóa học,
giá thành hạ. Tận dụng những nguyên vật liệu
để làm đồ dùng học tập và trang trí lớp học.
III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xử
lý rác thải trong trường học bằng chế phẩm sinh học tạo ra phân bón hữu cơ vi
sinh, tận dụng vật liệu không phân hủy để làm đồ dùng học tập và trang trí lớp
học.
- Sản phẩm sau xử lý được
sử dụng cho trồng trọt, an toàn và thân
thiện với môi trường.
IV. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN
CỨU
Phạm vi nghiên cứu là
chất thải môi trường bao quanh trường THPT Tân Uyên bao gồm: môi trường dinh
dưỡng, nước thải, giấy cuộn, rác thải…
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thu thập tài liệu và
phân tích tài liệu
- Nghiên cứu tài liệu có liên quan qua sách,
báo, thông tin trên Internet.
- Phương pháp thực
nghiệm.
VI. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tìm
hiểu đặc điểm của cây húng quế, tỏi, ớt, cây phân xanh, cây chè, vỏ trứng và các
chất có trong thành phần của lá.
- Quá trình chế tạo phân bón sinh học từ cây
húng quế, tỏi, ớt, cây phân xanh, cây chè, vỏ trứng, rác thải và thử nghiệm trong khu vườn rau kí túc xá xem
hiệu quả của phân bón sinh học được tạo ra có tác dụng như thế nào.
- Chế tạo phân bón sinh học.
- Thử nghiệm phân bón sinh học trên các loại rau ở các vùng đất khác
nhau để xác định hiệu quả của phân bón.
- Nguyên nhân dẫn đến đất bị chua khi sử dụng
phân hóa học hiện nay như thế nào.
- Tìm hiểu tác dụng cải tạo đất của phân bón sinh học
- Hướng dẫn người dân cách sử dụng phân bón sinh học và tư vấn cách sử
dụng.
VII. ĐIỂM MỚI CỦA DỰ ÁN
- Tăng hiệu quả phân bón
sinh học lên 20% khi cho cây húng quế,
tỏi, ớt, cây chè, cây phân xanh và vỏ trứng vào.
- Tận dụng vật liệu không
phân hủy được có thể làm được đồ dùng học tập, vật trang trí trong phòng…
IX. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Bước đầu tiên, chúng em
đi khảo nghiệm môi trường để xem tình trạng hiện nay cần được khắc phục. Sau
khi khảo nghiệm xong môi trường, cho thấy những nguyên liệu tự nhiên và rác thải
đang được mang ra ngoài rất nhiều dẫn đến ô nhiễm môi trường. Từ đó, chúng em
tận dụng những cái đã có để điều chế ra phân bón sinh học, đồ dùng trang trí và
một số đồ dùng học tập và còn góp phần bảo vệ môi trường, ngày càng xanh - sạch
đẹp hơn.
1. Giới thiệu nguyên liệu làm phân bón sinh học:
- Cây húng quế
- Vỏ trứng (lấy từ khu
bán trú trường THPT Tân Uyên)
- Tỏi
- Cây ớt
- Cây phân xanh (bèo hoa
dâu…)
- Vôi
- Rơm, rạ
- Phân NPK
2. Vật liệu tận dụng dùng làm đồ trang trí và đồ dùng học
tập:
- Giấy viết, báo…
- Chai, lọ
3. Giới thiệu về cây húng quế:
Tên khoa học: Ocimum basilicum L
Họ: Bạc hà (Lamiaceae)
Tên khác: Húng giổi, rau é, é tía, húng chó…
Tên vị thuốc: Húng quế
Đặc điểm chung
- Nguồn gốc, phân bố:
Húng quế là loài cây nhiệt đới, hiện được trồng khá phổ
biến ở các nước nhiệt đới Đông Nam Á và Nam Á. Ở nước ta được trồng rộng rãi ở
nhiều nơi trong cả nước để làm gia vị và chưng cất tinh dầu.
- Đặc điểm thực vật:
Cây bụi nhỏ, cao tới 50
– 80 cm, có mùi thơm đặc biệt. Lá đơn, mọc đối, màu lục bóng, hơi khía răng ở
mép. Hoa mọc thành chùm đơn, dài đến 20 cm, gồm những vòng 5 – 6 hoa cách xa
nhau. Hoa nhỏ, có tràng hoa màu trắng hay hồng, chia hai môi; môi dưới hơi
tròn, còn môi trên chia thành 4 thùy đều nhau. Quả bế tự, rời nhau, mỗi quả
chứa 1 hạt đen, khi ngâm vào nước có chất nhầy màu trắng bao quanh. Mùa hoa,
quả: Tháng 5 – 8.
- Điều kiện sinh thái:
Húng quế có thể trồng được ở các vùng khí hậu của nước ta,
trong đó tập trung tại các tỉnh đồng bằng bắc bộ như Hưng Yên, Hải Dương đã
trồng với quy mô lớn để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Nhiệt độ thích hợp đề
trồng húng quế từ 25 – 30oC, lượng mưa 1.500 – 1.800 mm. Húng
quế là cây ưa ẩm, ưa sáng, thích hợp với đất thoát nước, có nhiều mùn, sinh
trưởng quanh năm, tốt nhất là vào mùa hè, về mùa đông cây ra hoa, kết hạt và
lụi.
Đất thích hợp để trồng húng quế là đất phù sa, giàu dinh
dưỡng, các đất khác vẫn trồng được nhưng năng suất, chất lượng kém hơn.
- Giá trị làm
thuốc:
Bộ phận sử dụng: –
Lá và ngọn có hoa phơi hay sấy khô.
–
Toàn cây (cất tinh dầu).
Công dụng: Húng quế ở Việt Nam chủ yếu sử dụng làm gia vị,
thuốc chữa cảm cúm, đầy bụng khó tiêu, đau dạ dày, viêm ruột, ỉa chảy, kinh
nguyệt không đều, chấn thương bầm giập, thấp khớp, tạng khớp. Dùng ngoài trị
rắn cắn và sâu bọ đốt, eczema, viêm da.
- Giá trị làm
phân bón sinh học:
Đặc tính chống vi khuẩn của rau húng
nói chung là hữu ích trong việc ngăn ngừa các bệnh truyền qua thực phẩm – theo
một nghiên cứu tiến hành tại Trung tâm Năng lượng nguyên tử Ramna, Dhaka, Bangladesh. Trong một nghiên cứu
về sinh dược phẩm, được công bố trong năm 2010 thì hơn 50 hợp chất được phân
lập từ lá và thân cây húng quế ngọt ngào và thử nghiệm trên nhiều loại vi khuẩn
gây bệnh bao gồm Staphylococcus aureus, Escherichia coli, S. dysenteriae và
Salmonella typhi. Sau quá trình quan sát, các nhà nghiên cứu kết luận rằng húng
quế có thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh nói trên, do đó, nó có thể được sử
dụng như một tác nhân chống vi khuẩn có hại. Nó được sử dụng làm nguyên liệu
kháng khuẩn trong phân bón sinh học rất tốt.
4. Giới thiệu
thành phần hóa học và tác dụng của vỏ trứng
- Vỏ trứng được tạo thành bởi 93,5% muối canxi (Cacbonat
canxi); 4,09% protein; 0,14% chất béo; 1,2% nước; 0,55% oxit Mg; 0,25% photpho;
12% bioxit Si; 0,03% Na; 0,08% K và các Fe, Al.
- Chức năng của vỏ là bảo vệ các thành
phần bên trong của trứng, đồng thời cung cấp chất can xi cho phôi để tạo xương.
Vỏ trứng chứa nhiều canxi, một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự
phát triển của cây trồng. Chính vì vậy vỏ trứng làm phân bón rất tốt. Ngoài ra
khi nghiền nát vỏ trứng rồi rắc vào khu vườn nhà bạn là một cách tuyệt vời để
ngăn chặn các loại sâu bệnh như sên và ốc.
5. Giới thiệu cây tỏi
Tên khoa học: Allium sativum
Họ: Hành
Tên
khác: Đại toán (Trung Quốc), Ail (Pháp), Garlic (Anh).
Đặc điểm chung
- Nguồn gốc, phân bố:
Xuất xứ của hành tỏi nói chung ở các
nước Trung Á. Ở
nước ta, cũng trồng nhiều, có những vùng trồng tỏi có tiếng ở Quảng Ngãi, Bắc
Giang, Hưng Yên... Tỏi là gia vị rất quen thuộc trong đời sống của nhân dân ta.
Thường ta thu hoạch vào cuối đông, đầu xuân; có thể dùng tươi hay phơi khô dùng
dần.
- Đặc điểm thực vật:
Cây thảo sống nhiều năm. Thân thực hình trụ, phía dưới mang
nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá. Lá cứng, hình dải, thẳng dài 15-50cm,
rộng 1-2,5cm có rãnh khía, mép lá hơi ráp. Ở mỗi nách lá phía gốc có một chồi
nhỏ sau này phát triển thành một tép tỏi; các tép này nằm chung trong một cái
bao (do các bẹ lá trước tạo ra) thành một củ Tỏi tức là thân hành (giò) của tỏi.
Hoa xếp thành tán ở ngọn thân trên một cán hoa dài 55cm hay hơn. Bao hoa màu
trắng hay hồng bao bởi một cái mo dễ rụng tận cùng thành mũi nhọn dài.
- Điều kiện
sinh thái:
Do vậy tỏi ưa nhiệt độ mát và là cây
chịu lạnh. Nhiệt độ cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển là 18-20oC để tạo củ cần nhiệt độ 20-22o C.
Đất thích hợp là thịt nhẹ tơi xốp giàu mùn. Độ ẩm đất tùy vào giai
đoạn sinh trưởng, phát triển của cây, cần ở mức 70-80% cho phát triển gan lá,
60% cho củ lớn. Thiếu nước, cây phát triển kém, củ nhỏ. Ngược lại, nếu thừa
nước cây sẽ phát sinh bệnh thối ướt, thối nhũn, ảnh hưởng tới quá trình bảo
quản củ.
- Giá trị làm thuốc:
Tỏi có tác dụng đề phòng
tắc nghẽn mạch máu; làm suy giảm viêm đau khớp; phòng chống ung thư; phòng
chống các bệnh tim mạch; giảm đường huyết; tác dụng kháng sinh (kháng khuẩn,
kháng virus, diệt kí sinh trùng và nguyên sinh động vật, xua đuổi và tiêu diệt
côn trùng).
- Giá trị làm phân
bón:
Trong
tép tỏi tươi, các hợp chất sulfur là quan trọng nhất, có tỷ lệ cao nhất trong
các loại rau quả (3,2%) khi tép tỏi còn nguyên: alliin (một hợp chất sulfur) và
men allinase có lượng tương đương nhau. Mỗi thứ ở trong một ngăn riêng biệt.
Khi giã nát củ tỏi thì một phản ứng cực mạnh, tức thì giữa alliin và allinase
sản sinh ra allicin. Allicin là một chất
không bền, khi tiếp xúc với không khí sẽ được chuyển hóa thành diallyl
disulfide, vinydithiin, afoene, là những chất có tác dụng dược lý đã kể trên.
Chính vì tỏi có hoạt chất kháng sinh
cực mạnh như vậy mà nhóm chúng em có ý tưởng đưa tỏi vào làm phân bón để tăng
khả năng chống chịu của cây trồng. Ngoài ra nó có tác dụng xua đuổi và tiêu
diệt côn trùng.
6. Giới thiệu
cây ớt
Tên khoa học: Capsicum
frutescens L.
Họ
cà: Solanaceae
Đặc điểm
chung:
- Nguồn gốc,
phân bố:
Ớt có nguồn gốc ở vùng
nhiệt đới Châu Mỹ, chủ yếu ở Nam Mỹ, sau đó tới Mêhicô, Goatêmala, Côlômbia. Ớt
vào Châu Âu khoảng thế kỹ XV đầu thế kỹ XVI, vào Châu Á thế kỉ XVIII, trên thế
giới ớt trồng cả ở Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ. Nước trồng ớt nhiều nhất là Ấn Độ,
Brazin, Trung Quốc,... Ớt là cây "đặc
sản" của vùng nhiệt đới.
Ở nước ta ớt được trồng
thế kỉ XVIII, có thể trồng ớt rộng rãi trong cả nước, chủ yếu trong vụ Xuân hè,
thời kỳ trồng ớt xuất khẩu mạnh nhất từ 1986 - 1990, mỗi năm xuất khẩu trên
2000 tấn ớt bột khô.
- Đặc điểm thực vật:
Thân thuộc loại thân gỗ,
thân tròn, dễ gãy và một số giống còn non thân có lông mỏng. Khi thân già, phần
sát mặt đất có vỏ xù xì, hóa bần. Thân chính cây ớt dài hay ngắn phụ thuộc vào
giống, thường biến động 20 - 40cm thì ngừng sinh trưởng, trong lúc đó các nhánh
mọc ra từ thân chính phát triển mạnh nhánh cấp 1,2,3...
Phiến lá nhẵn không có răng cưa, đầu lá nhọn,
gân lá dày nỗi rõ, phân bố dày và so le.
Cuống lá mập, khỏe, dài,
chiều dài cuống thường chiếm 1/3 so với tổng chiều dài lá (2,5 - 5cm) tùy
giống.
Lá ớt thường có màu xanh
đậm, xanh nhạt, xanh vàng và màu tím. Một số giống trên mặt lá non còn phủ lông
tơ.
- Điều kiện sinh thái:
Ớt là cây có nguồn gốc ở
vùng nhiệt đới nên yêu cầu ấm áp, nhiệt độ cao trong suốt quá trình sinh
trưởng. Khả năng chịu hạn, chịu nóng khá nhưng chịu rét và úng kém. Phạm vi
nhiệt độ cho ớt sinh trưởng và phát triển từ 15 - 35oC, bắt đầu nảy
mầm ở 15oC nhưng nảy mầm nhanh ở 25 - 30oC.
- Giá trị làm thuốc:
Theo y học cổ truyền, ớt
có vị cay, nóng. Tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống
(giảm đau), kháng nham (chữa ung thư...). Nhân dân thường dùng để chữa đau bụng
do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp, dùng ngoài chữa rắn rết cắn... Ngoài dùng làm
thuốc, nhân dân ta còn thường dùng lá ớt nấu canh ăn.
- Giá trị làm phân bón:
Theo ý kiến các nhà chuyên môn thì trong các loại củ, quả như: ớt, tỏi,
hành gừng… có chứa hàm lượng a-xít có tác động đến bộ phận cơ thể như mắt, da
của những loài sâu bọ hại cây trồng. Nếu chiết xuất thảo mộc này được chế biến
với nồng độ phù hợp sẽ xua đuổi, tiêu diệt được các loài sâu bọ.
Chính vì lí do này nhóm
chúng em đưa ớt vào chế biến phân bón sinh học để có tác dụng xua đuổi, tiêu
diệt được các loài sâu bọ.
7. Giới thiệu cây phân xanh:
Phân xanh là loại phân hữu cơ, dùng cây xanh phân hủy để bón lót cho cây
trồng và thường được sử dụng tươi, không qua quá trình ủ.
Tạo phân xanh là trồng những cây cụ thể để cải tạo đất trong nông nghiệp, khi chuẩn bị đất để trồng cây ăn quả,
trồng nho và rau quả. Không giống như các loại cây trồng, các cây phân xanh
thường không được thu
hoạch mà để chết khô, để lại
nguồn phân đạm tự nhiên. Thường là cây được trồng luân canh, cứ một vụ trồng
cây trồng chính lại một vụ trồng cây phân xanh, khi cây phân xanh ra hoa được
cầy vùi chung vào trong đất để tăng cường độ màu mỡ cho đất và loại trừ các loài
sâu bệnh hại cây trồng chính.
Nguyên liệu để làm phân xanh thường là
các cây cỏ dại, cây thảo mộc, lá xoan, cây họ đậu… trong đó cây họ
đậu cho hiệu quả cao nhất.
Tại châu Âu, thường dùng những rau họ
cải như mù tạc, cải
dầu, cây họ đậu như đậu cánh chim, đậu tằm, đậu răng ngựa hoặc cỏ ba lá, cỏ như họ Hòa thảo và
các loài khác như hướng dương...
Tại Việt Nam thường dùng những cây
xanh như bèo
hoa dâu, bớp
bớp, keo
dậu, lục lạc sợi, điên điển, lục
bình, dã quỳ, đậu triều...
Do cây phân xanh có nhiều loại, ở đề
tài này chủ yếu giới thiệu và sử dụng bèo hoa dâu làm nguyên liệu chế tạo phân
bón sinh học:
Cây bèo hoa dâu:
Bèo hoa dâu là tên gọi chung của một họ (Azollaceae) độc chi
(Azolla) chứa 7 loài thực vật sống
trên mặt nước của các ao, hồ nước ngọt, có lá nhỏ hình
xuyến màu xanh lá cây. Rễ của
loài này luôn ngâm trong nước. Chúng cộng sinh với vi khuẩn lam Anabaena azollae, để chuyển hóa nitơ từ không khí. Bèo hoa dâu được dùng ở một số nơi làm thức ăn cho lợn. Nhờ khả
năng chuyển hóa nitơ, bèo hoa dâu đã tạo nên một cách mạng nông nghiệp cho
trồng lúa nước ở châu Á. Khi
ruộng lúa ngập nước, bèo hoa dâu được phát triển để thu nitơ. Khi ruộng lúa
cạn, bèo chết để lại nguồn phân đạm tự nhiên (là loại phân xanh).
8. Tác dụng của vôi
- Vôi có tác dụng cải tạo đất thông
qua khả năng hạ phèn khử chua cho đất trồng cây.
- Vôi có tác dụng khử trùng và phòng
trừ nấm bệnh cho cây trồng
9. Quá trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học
và thử nghiệm
9.1. Nguyên liệu:
- Cây húng quế
- Vỏ trứng (lấy từ khu
bán trú trường THPT Tân Uyên)
- Tỏi
- Cây ớt
- Cây phân xanh (bèo hoa
dâu…)
- Vôi
- Rơm, rạ
- Phân NPK
9.2. Chế phẩm: Fito – Biomix RR liều lượng
0,2kg/tấn rác
9.3. Dụng cụ: bể ủ, bạt che, cuốc, xẻng, găng tay, khẩu
trang, quần áo bảo hộ lao động.
9.4. Các bước tiến hành
Bước 1: Thu gom rác, chất thải và phân loại:
- Thu gom rác thải từ các nơi đổ rác
quanh trường (nhà vệ sinh, khu vực vệ sinh, nhà bếp, nhà tắm, khu vực vệ sinh
của các lớp…) tập trung về gần nơi bể ủ.
Hình 1: Học sinh thu gom rác thải
Hình 2: Rác được tập kết đến nơi bể ủ
Hình 3: Rác được tập kết đến nơi bể ủ
- Phân loại rác:
+ Rác hữu cơ là các loại
rác thực phẩm sau khi bạn chế biến đồ ăn như rau, củ, quả…Sau đó chúng sẽ được
thu gom và chuyển tới bể ủ để chế biến thành phân hữu cơ.
+ Rác vô cơ là các loại rác như sành sứ, gạch, xỉ than,
nilong…Đây là những lọai rác không thể sử dụng được nữa cũng không thể tái chế
được mà chỉ có thể
mang ra khu chôn lấp
rác thải.
+ Rác tái chế như giấy, kim loại, vỏ hộp…sẽ được vận chuyển
đến nơi tập kết để tái chế thành đồ dùng học tập, đồ trang trí, trồng cây
xanh...
Hình 3: Phân loại rác thải
Bước 2: Tiến hành xử lý nguyên liệu phối trộn :
cây húng quế, tỏi, ớt, cây phân xanh (bèo hoa dâu), vôi bột và định lượng sử
dụng.
Xử lý nguyên
liệu: Dùng dao băm nhỏ các nguyên liệu
nói trên rồi trộn chung với nhau tạo thành hỗn hợp.
Liều lượng sử dụng: húng quế, vỏ trứng, lá chè, ớt, bèo
hoa dâu, vôi bột 1kg/1 tấn rác.
Bước 3 : Chuẩn bị chế phẩm Fito – Biomix RR
Liều lượng sử dụng : 0,2kg/tấn rác
Bước 4: Ủ phân (đống ủ)
Rơm, rạ, rác thải, hỗn hợp được phối trộn như trên, cùng các phụ phẩm nông nghiệp
khác như lá của các loại cây trồng sẽ được gom lại tưới nước làm ẩm, mỗi một
đống ủ phải làm từ 4 đến 5 lớp rơm rạ, rác thải, mỗi lớp dầy khoảng 30 - 35cm. Cứ mỗi lớp tiến hành tưới
một lượt dung dịch hòa tan chế
phẩm Fito-Biomix RR và phân NPK rồi dùng nilon che kín để đảm bảo duy trì nhiệt
độ đống ủ ở mức 45- 500C. Bổ
sung nước đảm bảo đủ độ ẩm 80 – 85%.
Hình
2a: Đống ủ (ảnh minh họa)
Bước 5: Đảo ủ sau 10 – 15 ngày
Sau 15 ngày sẽ kiểm
tra và đảo trộn đống ủ để rơm, rạ,
rác thải vụn
thêm, đảm bảo độ ẩm cũng như nhiệt độ của đống ủ luôn trong mức tối ưu, tạo
điều kiện cho quá trình phân hủy rơm rạ, rác
thải diễn ra nhanh
chóng và triệt để.
Hình 2b: Đảo ủ sau 10 – 15 ngày
Bước 6: Đống ủ sau 25 – 30 ngày sẽ tạo
thành phân bón hữu cơ sinh học
Với 200g chế phẩm
Fito-Biomix RR và 5kg phân NPK dùng cho 1 tấn rơm rạ sau quá trình ủ 1 tháng sẽ
thu được 1 lượng phân hữu cơ được xác định bằng khoảng 9kg đạm, 9kg lân và 20kg
kali.
Hình 2c: Phân bón hữu cơ vi sinh
Bước 7: Tiến hành thử nghiệm trên các loại cây trồng
Trong quá trình thực nghiệm phân VSV
tại vườn rau kí túc xá cho phân bón sinh học cho năng suất rau với lượng bón 25
- 50 kg N tương đương như lượng bón 100 - 150 kg N (bảng 1).
Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy
sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh kết hợp
với lượng đạm khoáng tương đương 30-40 kgN/ha mang lại hiệu quả kinh tế cao,
năng suất rau cải đạt trong trường hợp này có thể tương đương như khi bón 60 và
90 kgN /ha. Hiệu lực của phân bón sinh học thể hiện đặc biệt rõ nét trên vùng
đất nghèo dinh dưỡng và vùng đất mới trồng rau. Lợi nhuận do phân bón sinh học
xác định đạt 442.000VNĐ/ha với tỷ lệ lãi suất/1đồng chi phí đạt 9,8 lần. Phân bón sinh học không
chỉ có tác dụng làm tăng năng suất rau, tiết kiệm phân đạm khoáng mà còn tăng
cường sức đề kháng cho lạc đối với một số bệnh vùng rễ. Ngoài ra dưới tác dụng
của vi khuẩn cố định đạm, lạc có sinh khối chất xanh cao hơn. Tàn dư thực vật
sau thu hoạch nếu được vùi trả lại đất trở thành nguồn dinh dưỡng đạm và chất
hữu cơ quan trọng cho các cây trồng vụ sau.
Kết quả Dự án nhóm nghiên cứu thực
hiện vườn rau trường PTDTNT Tân Uyên cho thấy phân bón sinh học cho năng suất rau
cải với lượng bón 25 - 50 kg N tương đương như lượng bón 100 - 150 kg N (bảng 1).
Bảng 1: Tác
dụng của phân bón sinh học đối với cây rau cải
Công thức
|
Năng suất
(kg/ha)
|
Sinh khối khô
(kg/ha)
|
% N trong sinh khối
|
% chất hữu cơ trong đất sau khi
trồng
|
Phân bón sinh học + 25N
|
9.478
|
6.958
|
4,414
|
5,311
|
Phân bón sinh học + 50N
|
9.060
|
6.551
|
4,002
|
5,114
|
100N
|
8.715
|
6.916
|
4,456
|
3,826
|
150N
|
9.480
|
7.291
|
3,485
|
3,655
|
Bảng 2: Hiệu
lực của phân bón sinh học đối với một số vùng trồng lạc
Loại đất
|
Điều kiện thí nghiệm
|
Năng suất lạc vỏ (tạ/ha)
|
% tăng năng suất so với đối chứng
|
Bội thu do phân bón sinh học (tạ/ha)
|
|
Đối chứng
|
Phân bón sinh học
|
||||
Bạc màu
|
P60, K60, N20- 30, 5 tấn phân
chuồng
|
19,7
|
22,7
|
115,2
|
3,0
|
Đất đồi Feralit
|
P60, K60, N20- 30, 5 tấn phân
chuồng
|
15,7
|
18,5
|
117,5
|
3,8
|
Kết quả nghiên cứu cho
thấy đã xác định phân bón sinh học có thể cung cấp 10,80 đến 22,40 kgN/ha/vụ
tuỳ theo từng loại đất và mùa vụ gieo trồng (bảng 2).
Bảng 2: Khả năng tiết kiệm đạm khoáng của
phân bón sinh học
Đất trồng
|
Khả năng tiết kiệm đạm khoáng theo thời vụ
gieo trồng (kgN/ha)
|
|
Vụ xuân
|
Vụ mùa
|
|
Đất
bạc màu
|
22,40
|
16,60
|
Đất
chua
|
17,46
|
17,08
|
Trung
bình
|
19,93
|
16,84
|
10. Quy trình sản xuất phân bón
hữu cơ sinh học:
Theo dõi diễn biến nhiệt độ đống ủ
Tưới nước đảm bảo độ ẩm 80 - 85%
Bổ sung
nước đảm bảo độ ẩm 80 – 85%
Kiểm tra chất lượng đống ủ
Hướng dẫn kĩ thuật
- Chế tạo thành công phân bón sinh học giảm được tác hại của công trùng sâu bệnh hại
với cây trồng (hình 1)
Hình 1: Sản phẩm phân bón sinh học của dự
án
- Sử dụng phân bón sinh học đạt
được kết quả cao từ 80%- 90% (hình 2,3)
Hình 2: Trồng thử nghiệm trên cây rau cải
Hình 3: Hiệu quả khi sử dụng phân bón
sinh học trên rau cải
- Giúp cây trồng hấp thụ chất dinh dưỡng giữ ẩm cho đất bảo
vệ hệ vi sinh có ích. Giảm được ốc sên, diệt được sâu tốt hơn (hình 4, 5)
Hình 4: Hiệu quả diệt sâu,
trừ ốc trên cây hành
Hình 5: Hiệu quả diệt
sâu, trừ ốc trên cây rau cải
Bên cạnh đó, có một số nguyên liệu
dùng để trang trí lớp học làm cho không gian lớp học đẹp hơn. Chế tạo ra
đồ dùng học tập tiết kiệm được một số chi phí khi mua đồ dùng học tập. Từ đó, học
sinh sẽ hứng thú với việc học và công việc hằng ngày (hình 7,8,9).
Hình 6: HS làm đồ dùng
học tập, trang trí...
Hình 7: Đồ dùng học tập từ vật liệu
sách báo, chai, lon bia....
Hình 8: Lọ hoa làm từ ống hút
Hình 9: Làm đồ
trang trí từ lon bia
- Sử dụng chai nhựa
để trồng cây trong nhà vừa có tác dụng trang trí, vừa có tác dụng tạo môi
trường không khí trong lành trong căn nhà của mình (hình 10)
Hình 10: Dùng chai nhựa để trồng cây và trang trí
IX. KẾT
LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Việc tái chế rác
thải không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại lợi ích về kinh tế.
Chúng làm giảm sự phụ thuộc của con người vào việc khai thác, sử dụng các nguồn
tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt. Với lượng hữu cơ lớn trong rác thải
sinh hoạt (50-70%) thì đây sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất phân vi
sinh, một loại phân rất tốt cho cây trồng và thân thiện với môi trường. Bên
cạnh đó việc tái chế còn giúp chúng ta thu hồi các loại nguyên liệu như: nhựa,
giấy, kim loại…, tránh lãng phí tài nguyên, ngăn ngừa được sự ô nhiễm.
X. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Giáo trình phân bón vi sinh vật – ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
2.
Giáo trình thổ nhưỡng – ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
3.
Giáo trình sinh lý thực vật – Đại học Nông nghiệp Hà Nội
4.
Giáo trình các loài thực vật – Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
5.
Tham khảo thêm thông tin trên mạng internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét